Như đã nói ở trên, sai số trong Trắc Địa là một điều không tránh khỏi. Và để hạn chế những nguồn sai số đó chúng ta phải làm như thế nào? Bài viết sau đâu chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách khắc phục, để hạn chế sai số.
Các nguồn sai số và cách khắc phục:
– Sai số sai lầm:
- Nguyên nhân: Là do người làm công tác đo đạc thiếu cẩn thận (đo sai, ghi sai, tính sai)
- Cách loại trừ: Sai lầm phải tìm ra được để loại trừ khỏi kết quả đo bằng cách đo đi đo lại nhiều lần.
– Sai số hệ thống:
- Đặc điểm: Sai số hệ thống là những sai số thường có trị số và dấu không đổi, được lặp đi lặp lại lại trong tất cả các lần đo
- Nguyên nhân: Nguyên nhân gây ra sai số hệ thống có thể do dụng cụ đo không được hiệu chỉnh đúng, ngoại cảnh thay đổi…
- Cách loại trừ: Ta có thể hạn chế được ảnh hưởng của sai số hệ thống bằng cách: kiểm định và hiệu chỉnh dụng cụ đo, áp dụng phương pháp đo thích hợp, tính số hiệu chỉnh vào kết quả đo….
– Sai số ngẫu nhiên:
- Đặc điểm: Không rõ ràng, có thể âm, dương, lớn , bé….
- Nguyên nhân: Gây ra sai số ngẫu nhiên là do điều kiện đo đạc luôn luôn biến đổi.
- Cách hạn chế: Sai số ngẫu nhiên ta tiến hành đo đạc nhiều lần trong những điều kiện khác nhau nhất định rồi lấy kết quả trung bình của chúng.
Ở bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách hạn chế sai số hệ thống. Một trong những sai số hệ thống là sai số về máy móc dụng cụ đo.
Với máy toàn đạc điện tử:
- Kiểm tra và hiệu chỉnh bọt thủy (bao gồm bọt thủy tròn và bọt thủy dài)
- Kiểm tra và hiệu chỉnh bộ phận dọi tâm
- Kiểm nghiệm sai số 2C
- Kiểm nghiệm sai số Mo
Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra và kiểm nghiệm máy toàn đạc điện tử
I.Kiểm tra và hiệu chỉnh bọt thủy.
1.Bọt thủy dài:
Đặt máy tại vị trí thật chắc chắn, tiến hành cân bằng máy theo các bước như sau:
Đặt thân máy song song với 2 ốc cân, xoay ngược chiều nhau đưa bọt thủy dài vào giữa. Sau đó qua máy một góc 90° dùng ốc cân thứ 3 đưa bọt thủy dài vào giữa. Tiếp theo, quay máy một góc 180° và kiểm tra bọt thủy dài. Nếu bọt thủy nằm giữa hoặc nằm trong phạm vi cho phép thì không phải hiệu chỉnh. Nếu lệch ra khỏi vị trí khắc vạch thì ta tiến hành hiệu chỉnh.
Hiệu chỉnh bằng cách dùng tăm chỉnh máy đưa bọt thủy vào giữa, và tiến hành thao tác cân máy như từ đầu và kiểm tra lại
2.Bọt thủy tròn:
Đối với bọt thủy tròn chúng ta sẽ hiệu chỉnh sau khi đưa bọt thủy dài vào chính xác. Và cũng dùng tăm chỉnh đưa bọt thủy vào giữa.
II.Kiểm tra và hiệu chỉnh dọi tâm:
2.1. Kiểm tra:
Đặt máy lên chân máy cân bằng máy thật chính xác
Đánh dấu 1 điểm dưới mặt đất thông qua kính dọi tâm.
Nhìn qua kính dọi tâm, hiệu chỉnh các ốc cân đưa ảnh tâm dấu về trùng tâm của kính dọi tâm.
Xoay 180° nếu ảnh tâm dấu vẫn nằm ở tâm kính dọi tâm thì không cần hiệu chỉnh, nếu nằm ngoài thì hiệu chỉnh như sau:
2.2.Hiệu chỉnh:
Dùng vít lục lăng và các ốc cân máy đưa tâm dấu thẳng hàng với vị trí.
2.2.1.Kiểm nghiệm sai số 2C:
(Nguyên nhân của sai số 2C là do trục ngắm không vuông góc với trục quay của ống kính)
Sau khi chúng ta cân bằng máy chính xác, ta ngắm về một mục tiêu xa
VD: như tiêu của hệ thống chống sét chẳng hạn.
Ngắm và bắt mục tiêu, sau đó siết chặt ốc hãm bàn độ ngang để cố định máy, xoay núm vi động ngang sao cho đưa chỉ đứng chữ thập về đúng giữa mục tiêu.
Ở màn hình máy toàn đạc ta nhấn phím [ANG] chọn 1.[Offset] để đưa góc bằng về giá trị 0°00’00”. Sau đó ta xoay máy toàn đạc 1 góc 180° và đảo ngược ống kính lại, bắt mục tiêu lúc nãy, bắt thật chính xác và kiểm tra xem 2C bị lệch như thế nào.
Đây là công thức tính sai số 2C: 2C = T-P±1800
Nếu 2C vượt quá hạn sai theo quy định của từng máy thì ta cần phải hiệu chỉnh. Chúng ta nên đưa máy đi hiệu chỉnh tại những trung tâm Kiểm định và hiệu chỉnh máy đo đạc có phòng Vilas. Mà không tự ý hiệu chỉnh, bởi vì tự hiệu chỉnh sẽ dẫn tới sai số rất lớn trong quá trình đo đạc.
2.2.2.Kiểm nghiệm sai số Mo:
Nguyên nhân: Khi trục ngắm nằm ngang thì vạch khắc bàn độ đứng (00 -1800) hay (900 -2700); (00 -00) lại không trùng với vạch chuẩn đọc số hoặc vạch “0” trên thang đọc số
Thao tác: Đặt máy trên chân máy, cân bằng chính xác, chọn một mục tiêu ở xa và rõ
– Ở bàn độ trái: Dùng chỉ ngang bắt chính xác mục tiêu, cân bằng bọt thủy bàn độ đứng và đọc số trên bàn độ đứng là T.
– Ở bàn độ phải: Bắt chính xác mục tiêu bằng chỉ ngang, cân bằng bọt thủy bàn độ đứng và đọc số trên bàn độ đứng là P.
MO = (T+P – 3600)/2 Máy khắc 900 -2700
MO = (T+P – 1800)/2 Máy khắc 00 – 1800
MO = (T+P)/2 Máy khắc 00 – 00
Nếu MO vượt hạn sai theo quy định của từng máy thì điều chỉnh.
2.2.3.Kiểm tra hằng số gương:
Hằng số gương là phần bù của gương hay nói cách khác đó là sự chênh lệch khoảng cách khi đo mà mỗi gương có một hằng số khác nhau.
Kiểm tra bằng cách: đặt máy và cân bằng máy thật chính xác. Kéo 1 đoạn thẳng từ tâm máy ra khoảng 5.000 (m) gọi là AB. Đánh dấu vị trí đó, sau đó thao tác trên máy (vd: Ở đây ta dùng máy toàn đạc Nikon DTM-352) bằng cách nhấn và giữ phím [MSR1]/[MSR2] khoảng 5 giây.
máy sẽ xuất hiện bẳng thông số để thay đổi hằng số gương.
Đầu tiên ta đặt ở dòng Const: = 0. Sau đó ấn phím [ENT]
Thứ hai ta đặt gương vào vị trí đã đánh giấu, mà nhấn phím [MSR1]/[MSR2] để đo. Kết quả thu được là khoảng chênh giữa đoạn thẳng ta kéo bằng thước thép trên thực địa trừ đi số đọc trên máy toàn đạc.
Công thức tính:
Hằng số gương (K) = Khoảng cách AB thực tế – Khoảng cách ngang trên máy (HD)
Như vậy để hạn chế những sai số không mong muốn và để có một kết quả thật chính xác. Đảm bảo tiến độ thi công công trình, chúng ta nên kiểm tra máy móc và dụng cụ trước khi đưa vào sử dụng