Dễ phải lòng những dự án “bánh vẽ” với những dịch vụ, tiện ích trên trời nhưng mức giá chỉ… sát mặt đất; chỉ quan tâm tới chất lượng ngôi nhà nhưng quên đi một loạt giá trị mềm từ hệ sinh thái như cảnh quan, môi trường, cây xanh,… Đó là một vài sai lầm phổ biến khiến nhiều người phải ngậm trái đắng trong quá trình chọn mua chung cư.
Giá rẻ luôn là cái bẫy
Rất nhiều dự án bất động sản (BĐS) chèo kéo khách hàng bằng mức giá vô cùng hấp dẫn, nhưng thực tế chỉ là một khối bê tông, hầu như không tiện ích, dịch vụ nào đi kèm.
Một mánh được các chuyên gia BĐS cảnh báo là có những chủ đầu tư lạ, vẽ ra các dự án giá mềm nhưng dịch vụ, tiện ích, hệ sinh thái không thua gì những thương hiệu lớn đã được công nhận trên thị trường như Vinhomes… Thế nhưng, tới cả khi hoàn thiện dự án, những lời hứa của chủ đầu tư vẫn biệt tích. Thậm chí, có dự án chỉ dựng phần thô rồi dừng triển khai, nhà đầu tư chấp nhận mất trắng số tiền đã góp hoặc theo đuổi những vụ kiện không hồi kết.
Bởi thế, giới chuyên gia BĐS luôn khuyên mọi người câu nói đã từng được Tổng thống Donald Trump đúc kết: “Bạn kiếm tiền khi mua vào BĐS, không phải khi bạn bán BĐS”, ngụ í rằng, giá cả không nói lên việc người mua sẽ được lời bao nhiêu. Tỉnh táo chọn đúng dự án, đúng sản phẩm mới quan trọng.
Quên mất rằng giá trị mềm còn quan trọng hơn chính căn hộ
Một chuyên gia BĐS đã tổng kết: “Thời mua nhà chỉ để ở đã qua rồi, ngày nay người ta mua để sống”.
Hiện nay, giá trị BĐS nghiêng về giá trị mềm nhiều hơn là yếu tố kỹ thuật. Hãy quan tâm đặc biệt tới giá trị hệ sinh thái xung quanh căn nhà đó, bao gồm hệ thống giao thông đồng bộ, cảnh quan thiên nhiên, cây xanh, công viên, trường học, bệnh viện, trung tâm thương mại…
Đó là lý do theo nhiều chuyên gia bất động sản, các dự án như Vinhomes Ocean Park, Times City, Sunshine Riverside hay Vinhomes Smart City luôn trong tình trạng cháy hàng. Điều kiện an ninh đảm bảo, cảnh quan, cây xanh, dịch vụ tốt, đầy đủ tiện ích,… là những mẫu số chung cho sự thành công của những đại dự án này.
Không kiểm tra “giấy khai sinh” của dự án
Lỗi dễ mắc của nhiều người là dễ tin vào những phối cảnh hoành tráng của dự án và lời mật ngọt rót vào tai. Bởi vậy, điều đã được những chuyên gia trong nghề nhắc đi nhắc lại là người mua phải tìm hiểu rõ lai lịch khu đất, hồ sơ pháp lý của dự án, chủ đầu tư là ai, năng lực tới đâu, tiến độ xây dựng một số công trình khác của cùng chủ đầu tư rao sao, điều khoản hợp đồng cụ thể là gì,…
Thực tế, vì đặt niềm tin sai chỗ mà rất nhiều người, tới tận bây giờ vẫn ngày ngày nơm nớp lo giang hồ tới tranh giành đất vì bị nợ sổ đỏ hay thậm chí bỏ tiền 5-7 năm mà chưa được về ở.
Bởi thế, lời khuyên vàng được nhắc nhở khi mua nhà là tìm những dự án có thương hiệu, những chủ đầu tư lớn có uy tín trên thị trường để tránh rủi ro không đáng có.
Kì thị đòn bẩy tài chính
Đòn bẩy tài chính là việc sử dụng vốn vay thay vì 100% vốn tự có. Như lời của chuyên gia địa ốc Brandon Turner viết trên Forbes: “Sử dụng hiệu quả các khoản vay trả góp để cho thuê cũng giống như bạn mua một tài sản siêu giá trị mà không thật sự phải chi trả đồng nào cho nó cả. Vì thế, chúng là những phi vụ siêu lợi nhuận”.
Thực tế, sử dụng đòn bẩy giúp tối ưu dòng tiền bởi không phải ai cũng đủ tiền mua nhà, đặc biệt là nơi có dân số trẻ như Việt Nam. Việc chia nhỏ dòng tiền và kéo dài thời gian thanh toán còn giúp người vay giảm thiểu rủi ro bởi có đủ thời gian để sắp xếp tài chính.
Trong rất nhiều trường hợp, đây còn là cách để hưởng ưu đãi lãi suất với những hỗ trợ lớn từ chủ đầu tư và ngân hàng. Thời gian qua, khi dòng tiền của người mua bị ảnh hưởng, nhiều doanh nghiệp lớn đã có chính sách hỗ trợ lãi suất và ân hạn nợ gốc đến 24 tháng. Đó là sự chia sẻ lớn với người mua nhà và rõ ràng, sử dụng đòn bẩy tài chính không hề là rủi ro như suy nghĩ của nhiều người.
Đợi săn nhà giá rẻ
Mua được một món BĐS phù hợp là cách đầu tư an toàn nhất thế giới – Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt đã nhận định như thế khi so sánh BĐS và những kênh đầu tư khác.
Sự an toàn theo cách nói của vị Tổng thống Mỹ là khoản lời lớn từ cho thuê hay mua bán bởi BĐS luôn là một trong những sản phẩm giữ giá tốt nhất, kể cả trong những giai đoạn khó khăn.
Báo cáo mới đây của The Economist đã chỉ ra điều ấy khi bất chấp khó khăn từ dịch Covid-19, giá BĐS tại các nước trên thế giới phần lớn vẫn có xu hướng tăng. Tại Việt Nam, trong suốt thời gian từ khi đại dịch bùng phát, câu hỏi được nhiều người đặt ra là khi nào BĐS xuống đáy. Thế nhưng, thực tế đã cho câu trả lời ngược lại là giá nhà đất tăng liên tiếp trong 3 quý.
Hy vọng đợi nhà giá rẻ là mong ước ngày một xa vời bởi tại Việt Nam, nguồn cung đang sụt giảm mạnh. 9 tháng năm nay, thị trường chung cư Hà Nội chỉ có 10.700 căn mở bán mới, sụt giảm kỷ lục tới 61% so với cùng kỳ năm ngoái (theo báo cáo quý 3 của CBRE). Đầu tư sớm vào BĐS bởi thế mới thực sự là cách tiết kiệm tiền và đầu tư khôn ngoan.
Theo báo TP